Vụ tiêu cực đất đai ở Gò Vấp: Dân thường chủ mưu tham ô, được không?
(11:29, 09/02/2007)
Ông Đinh Văn Quế, Chánh Toà hình sự TAND tối cao: Hoàn toàn được!
Sau khi TAND TP.HCM phạt tử hình “trùm đất” Phạm Thị Tuyết Lan với nhận định bị cáo là người chủ mưu tham ô tài sản, nhiều bạn đọc thắc mắc: Chủ thể của tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn, tài sản tham ô phải do người đó nắm giữ, còn bị cáo là dân thường, sao lại có thể chủ mưu được?
Đây là vấn đề pháp lí thú vị, chúng tôi xin giới thiệu một số quan điểm của các chuyên gia pháp luật.
Tiến sĩ Chu Hải Thanh, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp: Người xúi giục thì hợp lí hơn!
Theo luật, chủ thể tội tham ô phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Tuy nhiên, nếu việc phạm tội này có tổ chức thì vẫn có người không có quyền hạn, chức vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm. Ngoài vai trò là người thực hành (thực hiện việc chiếm đoạt tài sản) thì những vai trò khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều có thể do người dân thực hiện.
Riêng ở vụ án này, bà Lan bị kết tội tham ô là đúng người, đúng tội nhưng với vai trò tổ chức thì cần xem lại. Trước hết, người tổ chức phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Bà Lan có thể chỉ huy được các quan chức không? Bà Lan chỉ có thể dụ dỗ, thúc đẩy các quan chức này chứ không có khả năng quyết định việc thực hiện tội phạm. Do đó, vai trò của bà chỉ dừng lại là người xúi giục thì hợp lí hơn.
Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM: Mờ nhạt vai trò tổ chức
việc định tội bà Lan tham ô là hoàn toàn đúng nhưng về vai trò tổ chức thì chưa được rõ. Người bình thường không có khả năng điều khiển được cán bộ, công chức chứ chưa nói tới việc chỉ vẽ cho “các quan” phạm tội. Đành rằng về pháp lí, người dân có thể phạm tội tham ô với vai trò là tổ chức nhưng trong thực tiễn, họ có thể chỉ đạo một chủ tịch quận nổi không? Để thể hiện rõ vai trò này, người phạm tội phải có những hành vi như khởi xướng việc phạm tội, điều khiển, đôn đốc thúc đẩy những đồng phạm khác thực hiện tội phạm… Nếu chứng minh được những điều này mới có thể làm rõ vai trò tổ chức của bà Lan.
Luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội: Sẽ tạo ra một tiền lệ xấu…
Có thể khẳng định bản án đối với bà Lan là án tử hình hiếm hoi trên thế giới dành cho một phụ nữ kinh doanh. Bản án này ra đời sẽ gây hệ luỵ rất lớn, tạo một tiền lệ xấu cho toà án, cho pháp luật.
Bà Lan là người kinh doanh, bán đất cho một công ty nhà nước, được lãi. Bản chất sự việc là thế. Bà mua đất, gom đất và bán lại cho những người khác. Bản chất của kinh doanh là hoạt động mua đi, bán lại, ở đâu cũng vậy. Thậm chí việc kinh doanh ăn lãi gấp hai, gấp ba cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nếu nói là móc nối thì chẳng có gì là móc nối ở đâycả. Kinh doanh thì phải giao dịch. Giao dịch thì phải giao dịch với giám đốc, phó giám đốc, làm sao giao dịch với người khác được. Không thể quy kết bà Lan phạm tội tham ô. Bà Lan bản chất là nhà kinh doanh có thu lời. Nếu kinh doanh chưa có đăng kí mà theo luật cần giấy phép thì đó là kinh doanh trái phép. Nếu bà Lan có lợi nhuận lớn không đóng thuế là tội trốn thuế.
Chủ thể của tội tham ô chưa chắc đã cần phải là người có chức vụ, quyền hạn nhưng theo nguyên tắc, bất cứ một việc gì suy diễn đều phải theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo. Trong trường hợp này, bà Lan lại không phải là người có mục đích tham ô mà chỉ là người kinh doanh, “bán” đất cho một công ty nhà nước, được lãi, vậy thôi!
Luật sư Trịnh Thanh, Văn phòng Luật sư người nghèo: Người nước ngoài cũng chủ mưu được
Thường thì người có chức vụ, quyền hạn là chủ mưu trong các vụ tham ô, bởi ngoài quyền hành họ còn được giao nhiệm vụ quản lí tài sản nhà nước. Song cũng có nhiều trường hợp người có chức vụ, quyền hạn do nhiều nguyên nhân như nhận thức pháp luật, hoàn cảnh khó khăn, lệ thuộc nên dã chấp nhận vai trò thứ yếu; lại có trường hợp người dân thường nhưng “tinh vi” hơn dẫn dắt được “người nhà nước” và trở thành chủ mưu.
Về lí luận, theo cách hiểu truyền thống hiện nay thì người chủ mưu là người đề ra, vạch ra, chỉ đạo một mưu mô tội phạm nào đó hoặc khởi xướng, rủ rê, lôi kéo, phân công, điều khiển các đồng phạm khác. Từ định nghĩa này, hoàn toàn có thể khẳng định trong án tham ô, nếu một người hội đủ dấu hiệu nói trên thì có thể khẳng định người đó là chủ mưu, bất kể có chức vụ, quyền hạn hay là dân thường.
Tóm lại, chỉ cần xác định được người thực hành phải có chức vụ, quyền hạn, còn người chủ mưu, người giúp sức, người xúi giục không nhất thiết phải có yếu tố này. Thậm chí nếu ta không có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả thì không chỉ có dân thường mà cả Việt kiều, người nước ngoài… cũng có thể trở thành người chủ mưu trong án tham ô! Bài học ở một số nước có nạn mafia cho thấy các băng đảng từng lôi kéo, dụ dỗ nhiều người có chức vụ, quyền hạn vào hoạt động tham nhũng (trong đó có tội phạm tham ô).
Ông Đinh Văn Quế: Chánh Toà hình sự TAND tối cao: Dân thường vẫn có thể là chủ mưu!
Qua báo chí, tối biết được sau phiên xử sơ thẩm còn có ý kiến không đồng tình với bản án khi cho rằng bị cáo Lan chỉ là người dân thường, làm sao có thể trở thành người chủ mưu trong vụ tham ô này được.
Việc xác định vai trò của bị cáo trong vụ này có phải là người chủ mưu hay không là trách nhiệm của hội đồng xét xử, căn cứ vào hành vi phạm tội cụ thể và các tình tiết của vụ án. Nhưng tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng là một người dân bình thường, không có chức vụ, quyền hạn thì không thể là chủ mưu trong vụ án có đồng phạm. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có trình độ lí luận về pháp luật hình sự, đặc biệt là kiến thức về chế định “đồng phạm” và vấn đề về “chủ thể đặc biệt” trong vụ án có đồng phạm thì mới lí giải được vì sao một người không có chức vụ, quyền hạn lại có thể phạm tội tham ô tài sản mà chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới thực hiện được.
Theo BLHS cũng như về lí luận về luật hình sự, trong một số trường hợp, chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm. Ngoài những người đó ra, người khác dù có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cũng không thể là chủ thể của tội phạm được và khoa học luật hình sự gọi là “chủ thể đặc biệt”. Chẳng hạn: chỉ có người mẹ mới là chủ thể của tội giết con mới đẻ; chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mới là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em; chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới là chủ thể của tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ… Tuy nhiên, trong một số vụ án có đồng phạm mà tội phạm đó có thủ thể tội phạm phải là “chủ thể đặc biệt” thì chỉ những người thực hành mới đòi hỏi các “điều kiện đặc biệt”. Đối với người đồng phạm khác không phải là người thực hành, vấn đề “chủ thể đặc biệt” không đặt ra đối với họ.
Khi “đụng” đến vấn đề “chủ thể đặc biệt” trong vụ án có đồng phạm lại phải căn cứ vào lí luận về đồng phạm được quy định tại Điều 20 BLHS. Chẳng hạn, trong vụ án giết con mới đẻ có tổ chức, người thực hành nhất thiết phải là mẹ của đứa trẻ bị giết, còn những đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không phải là người mẹ của đứa trẻ nhưng họ vẫn bị kết án về tội “giết con mới đẻ” tuỳ thuộc vào vai trò của họ khi tham gia vào vụ án.
Đối với tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) cũng vậy, chỉ cần người thực hành phải là người có chức vụ, quyền hạn còn những người đồng phạm khác không cần phải là người có chức vụ, quyền hạn, kể cả người đó là người chủ mưu.
Khi còn trực tiếp tham gia xét xử phúc thẩm, tôi đã gặp không ít trường hợp trong một vụ tham ô, người tổ chức (chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy) việc tham ô tài sản chỉ là dân thường. Họ chẳng có chức vụ, quyền hạn gì cả nhưng lại chỉ huy người có chức vụ, quyền hạn để tiền chiếm đoạt họ lấy gần hết, còn người có chức vụ, quyền hạn chỉ được họ chia cho một phần nhỏ. Hiện nay, trong xã hội có không ít người tuy chẳng có chức vụ, quyền hạn gì nhưng bằng những thủ đoạn như dùng tiền, dùng tình, dùng những thủ đoạn khác thao túng, điều khiển những người có chức vụ, quyền hạn để những người này lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà phạm tội.
Tóm lại, nếu có đủ căn cứ xác định bị cáo Lan là người chủ mưu trong vụ án tham ô tài sản tại quận Gò Vấp thì việc kết án bị cáo về tội tham ô tài sản với vai trò chủ mưu là không trái với quy định của BLHS và khoa học về luật hình sự!
Buộc tội, gỡ tội ra sao?
VKS, Toà nhận định vai trò chủ mưu của Lan thể hiện ở chỗ đã lôi kéo, câu kết, móc nối, thông đồng với các bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn của nhà nước, làm tham hoấ họ để tham ô 16,5 tỷ đồng của nhà nước chi nhau. Trong vụ án, Lan là người chiếm hưởng nhiều nhất…
Luật sư Trần Văn Tạo, bào chữa cho Lan, nhận xét căn cứ để Viện, Toà buộc Lan vai trò chủ mưu là rất khiên cưỡng: “Luật định rồi, chủ thể của tội tham ô phải là người có chức vụ, quyền hạn và tài sản bị chiếm đoạt phải do họ quản lí. Bị cáo chỉ là thường dân, nếu có tham ô chỉ có thể là đồng phạm mà thôi. Nếu cơ quan tố tụng chức minh được bị cáo là người tổ chức, phân công, điều khiển các đồng phạm khác mới xem là người chủ mưu. Trong khi cơ quan tố tụng chưa làm rõ được chuyện này mà chỉ dựa hoàn toàn vào suy đoán”.
Theo ông Tạo, nguyên chủ tịch quận Trần Kim Long giới thiệu Châu “mua” đất từ Lan (trước đó Lan định “bán” đất cho công ty khác). Sau đó, xác minh giá đất thấy có lợi, phù hợp hướng kinh doanh nên Châu đã tìm hiểu qua Hiệp và đồng ý sang nhượng. Đến lúc này Lan mới biết Châu thì làm gì có dự mưu từ trước là sẽ tham ô tài sản của Công ty Gò Vấp? Như vậy Lan đã bàn bạc chỗ nào, điều khiển ai? Phải chăng cơ quan tố tụng “thành kiến” Lan là “cò đất” nên đã dựa vào hai hợp đồng chuyển nhượng sai luật cộng với chi tiết Lan lấy tiền “bán” đất từ Công ty Gò Vấp trả cho các hộ dân để quy buộc Lan tham ô?
(Theo Pháp luật TP.HCM, ngày 9-2-2007)
(11:29, 09/02/2007)
Ông Đinh Văn Quế, Chánh Toà hình sự TAND tối cao: Hoàn toàn được!
Sau khi TAND TP.HCM phạt tử hình “trùm đất” Phạm Thị Tuyết Lan với nhận định bị cáo là người chủ mưu tham ô tài sản, nhiều bạn đọc thắc mắc: Chủ thể của tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn, tài sản tham ô phải do người đó nắm giữ, còn bị cáo là dân thường, sao lại có thể chủ mưu được?
Đây là vấn đề pháp lí thú vị, chúng tôi xin giới thiệu một số quan điểm của các chuyên gia pháp luật.
Tiến sĩ Chu Hải Thanh, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp: Người xúi giục thì hợp lí hơn!
Theo luật, chủ thể tội tham ô phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Tuy nhiên, nếu việc phạm tội này có tổ chức thì vẫn có người không có quyền hạn, chức vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm. Ngoài vai trò là người thực hành (thực hiện việc chiếm đoạt tài sản) thì những vai trò khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều có thể do người dân thực hiện.
Riêng ở vụ án này, bà Lan bị kết tội tham ô là đúng người, đúng tội nhưng với vai trò tổ chức thì cần xem lại. Trước hết, người tổ chức phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Bà Lan có thể chỉ huy được các quan chức không? Bà Lan chỉ có thể dụ dỗ, thúc đẩy các quan chức này chứ không có khả năng quyết định việc thực hiện tội phạm. Do đó, vai trò của bà chỉ dừng lại là người xúi giục thì hợp lí hơn.
Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM: Mờ nhạt vai trò tổ chức
việc định tội bà Lan tham ô là hoàn toàn đúng nhưng về vai trò tổ chức thì chưa được rõ. Người bình thường không có khả năng điều khiển được cán bộ, công chức chứ chưa nói tới việc chỉ vẽ cho “các quan” phạm tội. Đành rằng về pháp lí, người dân có thể phạm tội tham ô với vai trò là tổ chức nhưng trong thực tiễn, họ có thể chỉ đạo một chủ tịch quận nổi không? Để thể hiện rõ vai trò này, người phạm tội phải có những hành vi như khởi xướng việc phạm tội, điều khiển, đôn đốc thúc đẩy những đồng phạm khác thực hiện tội phạm… Nếu chứng minh được những điều này mới có thể làm rõ vai trò tổ chức của bà Lan.
Luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội: Sẽ tạo ra một tiền lệ xấu…
Có thể khẳng định bản án đối với bà Lan là án tử hình hiếm hoi trên thế giới dành cho một phụ nữ kinh doanh. Bản án này ra đời sẽ gây hệ luỵ rất lớn, tạo một tiền lệ xấu cho toà án, cho pháp luật.
Bà Lan là người kinh doanh, bán đất cho một công ty nhà nước, được lãi. Bản chất sự việc là thế. Bà mua đất, gom đất và bán lại cho những người khác. Bản chất của kinh doanh là hoạt động mua đi, bán lại, ở đâu cũng vậy. Thậm chí việc kinh doanh ăn lãi gấp hai, gấp ba cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nếu nói là móc nối thì chẳng có gì là móc nối ở đâycả. Kinh doanh thì phải giao dịch. Giao dịch thì phải giao dịch với giám đốc, phó giám đốc, làm sao giao dịch với người khác được. Không thể quy kết bà Lan phạm tội tham ô. Bà Lan bản chất là nhà kinh doanh có thu lời. Nếu kinh doanh chưa có đăng kí mà theo luật cần giấy phép thì đó là kinh doanh trái phép. Nếu bà Lan có lợi nhuận lớn không đóng thuế là tội trốn thuế.
Chủ thể của tội tham ô chưa chắc đã cần phải là người có chức vụ, quyền hạn nhưng theo nguyên tắc, bất cứ một việc gì suy diễn đều phải theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo. Trong trường hợp này, bà Lan lại không phải là người có mục đích tham ô mà chỉ là người kinh doanh, “bán” đất cho một công ty nhà nước, được lãi, vậy thôi!
Luật sư Trịnh Thanh, Văn phòng Luật sư người nghèo: Người nước ngoài cũng chủ mưu được
Thường thì người có chức vụ, quyền hạn là chủ mưu trong các vụ tham ô, bởi ngoài quyền hành họ còn được giao nhiệm vụ quản lí tài sản nhà nước. Song cũng có nhiều trường hợp người có chức vụ, quyền hạn do nhiều nguyên nhân như nhận thức pháp luật, hoàn cảnh khó khăn, lệ thuộc nên dã chấp nhận vai trò thứ yếu; lại có trường hợp người dân thường nhưng “tinh vi” hơn dẫn dắt được “người nhà nước” và trở thành chủ mưu.
Về lí luận, theo cách hiểu truyền thống hiện nay thì người chủ mưu là người đề ra, vạch ra, chỉ đạo một mưu mô tội phạm nào đó hoặc khởi xướng, rủ rê, lôi kéo, phân công, điều khiển các đồng phạm khác. Từ định nghĩa này, hoàn toàn có thể khẳng định trong án tham ô, nếu một người hội đủ dấu hiệu nói trên thì có thể khẳng định người đó là chủ mưu, bất kể có chức vụ, quyền hạn hay là dân thường.
Tóm lại, chỉ cần xác định được người thực hành phải có chức vụ, quyền hạn, còn người chủ mưu, người giúp sức, người xúi giục không nhất thiết phải có yếu tố này. Thậm chí nếu ta không có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả thì không chỉ có dân thường mà cả Việt kiều, người nước ngoài… cũng có thể trở thành người chủ mưu trong án tham ô! Bài học ở một số nước có nạn mafia cho thấy các băng đảng từng lôi kéo, dụ dỗ nhiều người có chức vụ, quyền hạn vào hoạt động tham nhũng (trong đó có tội phạm tham ô).
Ông Đinh Văn Quế: Chánh Toà hình sự TAND tối cao: Dân thường vẫn có thể là chủ mưu!
Qua báo chí, tối biết được sau phiên xử sơ thẩm còn có ý kiến không đồng tình với bản án khi cho rằng bị cáo Lan chỉ là người dân thường, làm sao có thể trở thành người chủ mưu trong vụ tham ô này được.
Việc xác định vai trò của bị cáo trong vụ này có phải là người chủ mưu hay không là trách nhiệm của hội đồng xét xử, căn cứ vào hành vi phạm tội cụ thể và các tình tiết của vụ án. Nhưng tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng là một người dân bình thường, không có chức vụ, quyền hạn thì không thể là chủ mưu trong vụ án có đồng phạm. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có trình độ lí luận về pháp luật hình sự, đặc biệt là kiến thức về chế định “đồng phạm” và vấn đề về “chủ thể đặc biệt” trong vụ án có đồng phạm thì mới lí giải được vì sao một người không có chức vụ, quyền hạn lại có thể phạm tội tham ô tài sản mà chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới thực hiện được.
Theo BLHS cũng như về lí luận về luật hình sự, trong một số trường hợp, chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm. Ngoài những người đó ra, người khác dù có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cũng không thể là chủ thể của tội phạm được và khoa học luật hình sự gọi là “chủ thể đặc biệt”. Chẳng hạn: chỉ có người mẹ mới là chủ thể của tội giết con mới đẻ; chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mới là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em; chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới là chủ thể của tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ… Tuy nhiên, trong một số vụ án có đồng phạm mà tội phạm đó có thủ thể tội phạm phải là “chủ thể đặc biệt” thì chỉ những người thực hành mới đòi hỏi các “điều kiện đặc biệt”. Đối với người đồng phạm khác không phải là người thực hành, vấn đề “chủ thể đặc biệt” không đặt ra đối với họ.
Khi “đụng” đến vấn đề “chủ thể đặc biệt” trong vụ án có đồng phạm lại phải căn cứ vào lí luận về đồng phạm được quy định tại Điều 20 BLHS. Chẳng hạn, trong vụ án giết con mới đẻ có tổ chức, người thực hành nhất thiết phải là mẹ của đứa trẻ bị giết, còn những đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không phải là người mẹ của đứa trẻ nhưng họ vẫn bị kết án về tội “giết con mới đẻ” tuỳ thuộc vào vai trò của họ khi tham gia vào vụ án.
Đối với tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) cũng vậy, chỉ cần người thực hành phải là người có chức vụ, quyền hạn còn những người đồng phạm khác không cần phải là người có chức vụ, quyền hạn, kể cả người đó là người chủ mưu.
Khi còn trực tiếp tham gia xét xử phúc thẩm, tôi đã gặp không ít trường hợp trong một vụ tham ô, người tổ chức (chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy) việc tham ô tài sản chỉ là dân thường. Họ chẳng có chức vụ, quyền hạn gì cả nhưng lại chỉ huy người có chức vụ, quyền hạn để tiền chiếm đoạt họ lấy gần hết, còn người có chức vụ, quyền hạn chỉ được họ chia cho một phần nhỏ. Hiện nay, trong xã hội có không ít người tuy chẳng có chức vụ, quyền hạn gì nhưng bằng những thủ đoạn như dùng tiền, dùng tình, dùng những thủ đoạn khác thao túng, điều khiển những người có chức vụ, quyền hạn để những người này lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà phạm tội.
Tóm lại, nếu có đủ căn cứ xác định bị cáo Lan là người chủ mưu trong vụ án tham ô tài sản tại quận Gò Vấp thì việc kết án bị cáo về tội tham ô tài sản với vai trò chủ mưu là không trái với quy định của BLHS và khoa học về luật hình sự!
Buộc tội, gỡ tội ra sao?
VKS, Toà nhận định vai trò chủ mưu của Lan thể hiện ở chỗ đã lôi kéo, câu kết, móc nối, thông đồng với các bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn của nhà nước, làm tham hoấ họ để tham ô 16,5 tỷ đồng của nhà nước chi nhau. Trong vụ án, Lan là người chiếm hưởng nhiều nhất…
Luật sư Trần Văn Tạo, bào chữa cho Lan, nhận xét căn cứ để Viện, Toà buộc Lan vai trò chủ mưu là rất khiên cưỡng: “Luật định rồi, chủ thể của tội tham ô phải là người có chức vụ, quyền hạn và tài sản bị chiếm đoạt phải do họ quản lí. Bị cáo chỉ là thường dân, nếu có tham ô chỉ có thể là đồng phạm mà thôi. Nếu cơ quan tố tụng chức minh được bị cáo là người tổ chức, phân công, điều khiển các đồng phạm khác mới xem là người chủ mưu. Trong khi cơ quan tố tụng chưa làm rõ được chuyện này mà chỉ dựa hoàn toàn vào suy đoán”.
Theo ông Tạo, nguyên chủ tịch quận Trần Kim Long giới thiệu Châu “mua” đất từ Lan (trước đó Lan định “bán” đất cho công ty khác). Sau đó, xác minh giá đất thấy có lợi, phù hợp hướng kinh doanh nên Châu đã tìm hiểu qua Hiệp và đồng ý sang nhượng. Đến lúc này Lan mới biết Châu thì làm gì có dự mưu từ trước là sẽ tham ô tài sản của Công ty Gò Vấp? Như vậy Lan đã bàn bạc chỗ nào, điều khiển ai? Phải chăng cơ quan tố tụng “thành kiến” Lan là “cò đất” nên đã dựa vào hai hợp đồng chuyển nhượng sai luật cộng với chi tiết Lan lấy tiền “bán” đất từ Công ty Gò Vấp trả cho các hộ dân để quy buộc Lan tham ô?
(Theo Pháp luật TP.HCM, ngày 9-2-2007)
Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý... thì bị phạt tù từ...
Đọc điều luật trên, ta có thể hiểu:
"Chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới phạm tội tham ô"
Như vậy, theo suy luận Logic, ta có thể hiểu như sau (dưới dạng một tam đoạn luận) :
1. Người nào không có chức vụ, quyền hạn thì không phạm tội tham ô
2. Bà Lan là người không có chức vụ, quyền hạn.
---------------------------------------------------------------------- -----
3. Vậy, bà Lan không phạm tội tham ô.
Ở mệnh đề (1) ta thấy có dạng Logic suy luận "Nếu P thì Q" hay "P --> Q", cụ thể ở đây ta có:
P = "có chức vụ, quyền hạn"
Q = "phạm tội tham ô"
Như vậy, nếu viết lại dưới dạng công thức Logic ta có:
(1) : ~P --> ~Q
(2) : ~P
---------------------
(3) : ~Q
Ở đây rõ ràng tiểu tiền đề (~P) đã khẳng định tiền từ (~P) nên phép suy luận trên phải là một phép suy luận đúng (theo qui tắc 1).
Do suy luận logic trên là suy luận ĐÚNG cho nên nếu ta áp dụng thao tác BÁC BỎ của Logic thì việc tòa án kết luận bà Lan phạm tội tham ô (dù là đồng phạm với vai trò tổ chức hay gì gì đi nữa ) đều là SAI !!!
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý... thì bị phạt tù từ...
Đọc điều luật trên, ta có thể hiểu:
"Chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới phạm tội tham ô"
Như vậy, theo suy luận Logic, ta có thể hiểu như sau (dưới dạng một tam đoạn luận) :
1. Người nào không có chức vụ, quyền hạn thì không phạm tội tham ô
2. Bà Lan là người không có chức vụ, quyền hạn.
---------------------------------------------------------------------- -----
3. Vậy, bà Lan không phạm tội tham ô.
Ở mệnh đề (1) ta thấy có dạng Logic suy luận "Nếu P thì Q" hay "P --> Q", cụ thể ở đây ta có:
P = "có chức vụ, quyền hạn"
Q = "phạm tội tham ô"
Như vậy, nếu viết lại dưới dạng công thức Logic ta có:
(1) : ~P --> ~Q
(2) : ~P
---------------------
(3) : ~Q
Ở đây rõ ràng tiểu tiền đề (~P) đã khẳng định tiền từ (~P) nên phép suy luận trên phải là một phép suy luận đúng (theo qui tắc 1).
Do suy luận logic trên là suy luận ĐÚNG cho nên nếu ta áp dụng thao tác BÁC BỎ của Logic thì việc tòa án kết luận bà Lan phạm tội tham ô (dù là đồng phạm với vai trò tổ chức hay gì gì đi nữa ) đều là SAI !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét