Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Không được sử dụng tài liệu
Thời gian làm bài 90 phút
Ký hiệu :                   Phép kéo theo:                                   É
                                                                                               Phép hội:                                        ^
                                                                                              Phép lựa chọn tương đối:                 v
                                                                                               Phép lựa chọn tuyệt đối:                  v
                                                                                               Phép phủ định:                                ~
                       
1.       Dùng sơ đồ để thể hiện mối quan hệ của các khái niệm sau:
       từ có nội dung, từ không có nội dung, danh từ, động từ, liên từ, giới từ.
Gợi ý: Từ có nội dung - Từ không có nội dung: Quan hệ mâu thuẫn
           Từ có nội dung bao gồm: Danh từ, động từ
           Từ không có nội dung: Liên từ, giới từ
2.       Mợ̉ng, thu hẹp, định nghĩa và phân chia khái niệm: Di sản Việt Nam (Gợi ý: Tra từ điển tìm nghĩa của từ di sản, xác định nội hàm của khái niệm di sản Việt Nam, từ đó tiến hành định nghĩa, thu hẹp, mở rộng. Riêng việc phân chia khái niệm, cần phải xác định rõ tiêu chuẩn phân chia. Ví dụ: Nếu căn cứ vào dạng tồn tại của di sản có thể phân đôi khái niệm di sản Việt Nam thành Di sản vật thể và di sản phi vật thể của VN…)
3.       Phán đoán sau đây là phán đoán gì? Đúng hay sai? Từ giá trị đã xác định,
             hãy cho biết nội dung và giá trị các phán đoán còn lại trong hình vuông logic.
            “Sinh viên trung thực thì không quay cóp bài người khác” (Phán đoán trên là phán đoán dạng E, Nếu căn cứ vào nội dung có thể xác định giá trị phán đoán trên là đúng, Căn cứ vào hình vuông logic thì A: sai, O: sai, I: sai)
4.       Viết công thức để phân biệt điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ (Sẽ trình bày lại trên lớp)
5.       Tam đoạn luận sau đây hợp logic hay không hợp logic? Tại sao?
            Hầu hết người Việt Nam đêu yêu nước
            Bác Hồ là người yêu nước
            Vậy, Bác Hồ là người Việt Nam
(Trình bày trên lớp)
6.       Chứng minh giá trị logic của tam đoạn luận kiểu EAE.
(Phải xác định giá trị logic của tam đoạn luận với cả 4 kiểu hình)
7.       Có một tam đon lun tĩnh lược, có tiểu tiền đề là phán đó A, kết luận là phán đoán E,
hỏi đại tiền đề là phán đoán gì và cấu trúc như thế nào thì hợp logic
 8.    Chứng minh giá trị logic của các công thức suy luận sau đây:
 8.1. {[( P ^ Q  ) É T ] ^ ~ T } É (~ p ^ ~ q )
 8.2. {[(~PÉ Q )  v  (~ RÉ Q)]  ^ ~ Q } É ( P  ^  R )
 9.    Chứng minh giá trị logic của suy luận sau đây:
Nếu người ta quan niệm cuộc sống luôn luôn tốt đẹp hơn cái chết thì không ai lại đi tử tử. Trên  thực tế, nhiều người vẫn đi tự tử.
Vậy, có lúc người ta quan niệm cuộc sống không tốt hơn cái chết
(Có thể sử dụng các phương pháp dùng bảng chân trị, ngữ nghĩa, hoặc vận dụng quy tắc phản đảo của suy luận từ các tiền đề là phán đoán phức để xác định giá trị chân lý của suy luận)
10. Trình bày các phương pháp Stuart Mill và cho ví minh hoạ. (Tự nghiên cứu)                     
11. Neâu caáu truùc vaø quy taéc cuûa chöùng minh. (Tự nghiên cứu)
12. Trình bày khái quát các loại ngụy biện và phương pháp bác bỏ. (Tự nghiên cứu)        

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Trả lời câu hỏi: Thủ tục ly hôn đơn phương

.
1. Theo Khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy, một bên vợ/chồng có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
- Bản sao giấy khai sinh của các con.
2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện.
3. Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, theo quy định tại Điều 146 BLTTDS, tòa án có nghĩa vụ “cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự”. Trong trường hợp này, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 154 BLTTDS, như sau:
“Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết.
Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bị đơn vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 200 BLTTDS).