Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

NỘI DUNG ÔN THI PHÁP LUẬT 2011 - CĐ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

I. Phần thi tự luận
Câu 1: Trình bày bản chất của pháp luật
Câu 2: Trình bày bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Câu 3: Trình bày chế định chính trị theo Hiến pháp 1992
Câu 4: Trình bày các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
II. Phần thi trả lời ngắn (gợi ý): Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật
2. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.
3. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
4. Người bị mất năng lực hành vi dân sự bị cấm kết hôn
5. Người dưới 15 tuổi không được ký kết hợp đồng lao động
6. Người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt hành chính
7. Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất không thể sửa đổi
8. Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi
.........

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Không được sử dụng tài liệu
Thời gian làm bài 90 phút
Ký hiệu :                   Phép kéo theo:                                   É
                                                                                               Phép hội:                                        ^
                                                                                              Phép lựa chọn tương đối:                 v
                                                                                               Phép lựa chọn tuyệt đối:                  v
                                                                                               Phép phủ định:                                ~
                       
1.       Dùng sơ đồ để thể hiện mối quan hệ của các khái niệm sau:
       từ có nội dung, từ không có nội dung, danh từ, động từ, liên từ, giới từ.
Gợi ý: Từ có nội dung - Từ không có nội dung: Quan hệ mâu thuẫn
           Từ có nội dung bao gồm: Danh từ, động từ
           Từ không có nội dung: Liên từ, giới từ
2.       Mợ̉ng, thu hẹp, định nghĩa và phân chia khái niệm: Di sản Việt Nam (Gợi ý: Tra từ điển tìm nghĩa của từ di sản, xác định nội hàm của khái niệm di sản Việt Nam, từ đó tiến hành định nghĩa, thu hẹp, mở rộng. Riêng việc phân chia khái niệm, cần phải xác định rõ tiêu chuẩn phân chia. Ví dụ: Nếu căn cứ vào dạng tồn tại của di sản có thể phân đôi khái niệm di sản Việt Nam thành Di sản vật thể và di sản phi vật thể của VN…)
3.       Phán đoán sau đây là phán đoán gì? Đúng hay sai? Từ giá trị đã xác định,
             hãy cho biết nội dung và giá trị các phán đoán còn lại trong hình vuông logic.
            “Sinh viên trung thực thì không quay cóp bài người khác” (Phán đoán trên là phán đoán dạng E, Nếu căn cứ vào nội dung có thể xác định giá trị phán đoán trên là đúng, Căn cứ vào hình vuông logic thì A: sai, O: sai, I: sai)
4.       Viết công thức để phân biệt điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ (Sẽ trình bày lại trên lớp)
5.       Tam đoạn luận sau đây hợp logic hay không hợp logic? Tại sao?
            Hầu hết người Việt Nam đêu yêu nước
            Bác Hồ là người yêu nước
            Vậy, Bác Hồ là người Việt Nam
(Trình bày trên lớp)
6.       Chứng minh giá trị logic của tam đoạn luận kiểu EAE.
(Phải xác định giá trị logic của tam đoạn luận với cả 4 kiểu hình)
7.       Có một tam đon lun tĩnh lược, có tiểu tiền đề là phán đó A, kết luận là phán đoán E,
hỏi đại tiền đề là phán đoán gì và cấu trúc như thế nào thì hợp logic
 8.    Chứng minh giá trị logic của các công thức suy luận sau đây:
 8.1. {[( P ^ Q  ) É T ] ^ ~ T } É (~ p ^ ~ q )
 8.2. {[(~PÉ Q )  v  (~ RÉ Q)]  ^ ~ Q } É ( P  ^  R )
 9.    Chứng minh giá trị logic của suy luận sau đây:
Nếu người ta quan niệm cuộc sống luôn luôn tốt đẹp hơn cái chết thì không ai lại đi tử tử. Trên  thực tế, nhiều người vẫn đi tự tử.
Vậy, có lúc người ta quan niệm cuộc sống không tốt hơn cái chết
(Có thể sử dụng các phương pháp dùng bảng chân trị, ngữ nghĩa, hoặc vận dụng quy tắc phản đảo của suy luận từ các tiền đề là phán đoán phức để xác định giá trị chân lý của suy luận)
10. Trình bày các phương pháp Stuart Mill và cho ví minh hoạ. (Tự nghiên cứu)                     
11. Neâu caáu truùc vaø quy taéc cuûa chöùng minh. (Tự nghiên cứu)
12. Trình bày khái quát các loại ngụy biện và phương pháp bác bỏ. (Tự nghiên cứu)        

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Trả lời câu hỏi: Thủ tục ly hôn đơn phương

.
1. Theo Khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy, một bên vợ/chồng có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
- Bản sao giấy khai sinh của các con.
2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện.
3. Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, theo quy định tại Điều 146 BLTTDS, tòa án có nghĩa vụ “cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự”. Trong trường hợp này, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 154 BLTTDS, như sau:
“Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết.
Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bị đơn vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 200 BLTTDS).

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TÌNH YÊU TOÁN HỌC 2

Tôi vẫn cố giữ tình yêu đồng bộ.

Hai năm dài đáp số giải không xong.
Là giao điểm hai tâm hồn đối xứng.
Là tương giao hay đồ thị hai chiều.
Ai là người định nghĩa nổi tình yêu
Đầy tạp số tôi học hoài không hiểu.

Tôi cố định trong sân trường đơn điệu,
Lặng nhìn trên hình chiếu của giai nhân,
Thả hồn theo một tiếp tuyến thật gần,
Theo em mãi suốt đời về vô cực.

Tình tôi đó chẳng cần dùng công thức,
Tan trường về tôi cố sức song song,
Tới ngã tư liền bày tỏ nỗi lòng,
Em ngoe nguẩy từ từ tăng tốc độ.

Tôi vẫn cố giữ tình yêu đồng bộ,
Hai năm dài đáp số giải không xong,
Tin hành lang em sắp sửa lấy chồng,
Lòng điên đảo trước định đề đen bạc.

Tôi xoay mắt theo vòng tròn lượng giác,
Có thấy gì ngoài quỹ tích tình yêu,
Tình đơn phương trong tam giác ba chiều,
Lay hoay mãi trên chuyến đò vĩ tuyến.

Tìm lối thoát đồng quy hay tịnh tiến,
Hệ luận nào thuyết phục nổi em tôi,
Đành đi theo phân giác tận chân trời,
Tìm ẩn số của phương trình vô nghiệm.

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

TÌNH YÊU TOÁN HỌC

Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em

Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ

Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường.

Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn.

Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình.

Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng.

Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
Phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi lúc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều.

Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh, em mãi mãi là hằng số vô biên

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

CUNG HAY HAY

Nếu trừng phạt một người con gái, tôi sẽ nhốt cô ta vào một cái phòng không có gương. (M.Asa)

Bạn chớ lên án người phụ nữ nào bay từ người đàn ông này đến người đàn ông khác. Cô ta đang tìm người đàn ông chung thủy. (Gớt)

Không yêu một người con gái đẹp như vậy là một lỗi lầm, còn yêu cô ta – một sự trừng phạt. (V.Đêviat)

Người đang có ý định lấy vợ là người đang đi trên con đường dẫn tới sự hối hận. (Mêlangiơ)

Cách tốt nhất để hiểu một người con gái là bạn phải yêu cô ta, nhưng đến khi lấy rồi thì chả cần thiết phải hiểu cô ta làm gì. (H.Haine)

- Em không thể nói dối được!
- Em đã đánh giá quá thấp về bản thân đấy!
(M.Ocle)

Người ta gọi chó sói là thú dữ vì nó cũng ăn thịt bò. (A.Culich)

Khi nào tình yêu còn mù quáng, khi ấy vẫn chưa có lý do nào để chia tay. (A.Anđriepxki)

Trí thông minh của chúng ta bắt nguồn từ kinh nghiệm, còn kinh nghiệm- từ những sự ngu dốt của chúng ta. (X.Gitri)

Không nên bày tỏ những lo âu và thất bại của bạn cho những người bạn nghe. Tốt hơn hết nên kể với những kẻ thù của bạn – ít ra thì bạn cũng cung cấp cho họ những phút giây thoải mái, ngoài ra, bạn còn chắc rằng: họ sẽ dỏng tai lên mà nghe bằng hết những lời nói của bạn. (B.Sou)

Càng ngày tôi càng tin tưởng vào tác dụng duy nhất của sự thật; nó giúp chúng ta hiểu rõ: dối trá quả là có lợi. (P.Đragiep)

Hỡi loài người, hãy bảo vệ cây cối – tổ tiên của chúng ta đã từng sống ở trên đó. (M.Genin)

Có một số người nói rằng: đồng tiền không làm nên hạnh phúc. Chắc hẳn họ muốn nói đến những đồng tiền của người khác. (X.Gitri)

Khi một người phụ nữ từ chối tình yêu của bạn và thay vào đó, cô ta đề nghị giữ vững tình bạn, bạn chớ nghĩ đó là lời từ biệt - điều đó có nghĩa là cô ta muốn bạn hành động theo thứ tự đã định sẵn. (Moliere)

Trẻ con bắt đầu hư khi chúng bắt đầu hiểu người lớn. (G.Mankin)

Khi một nhà ngoại giao nói "có", điều này có nghĩa là "có thể". Khi anh ta nói "có thể", điều này có nghĩa là "không". Còn là nhà ngoại giao nữa .

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Viết đại... đến đâu hay đến đó...

Đình Vũ ngồi trầm ngâm bên ly cà phê nghe những tiếng mưa tí tách rơi đều trên mái nhà... Từng giọt cà phê nhỏ xuống dần, mùi cà phê quyện lẫn mùi khói thuốc thoang thoảng lan tỏa trong không gian, hòa cùng cái lạnh của cao nguyên. Điếu thuốc trên tay sắp cháy hết, Đình Vũ đưa lên miệng rít một hơi thật mạnh rồi quẳng đi, sau đó cúi gập người xuống ho sặc sụa, “chán quá đi mất, mong bình yên mà chẳng thể bình yên”. Chiều nay, giữa chợ Đà Lạt, Đình Vũ dường như gặp lại hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với hắn, hình ảnh ấy thoáng hiện ra rồi nhanh chóng lẫn vào dòng người đông đúc. Hắn tìm kiếm như điên cuồng rồi thẫn thờ thất vọng: “Vũ ơi! Mày làm sao thế? Mày còn trông chờ gì ở người con gái đó, người con gái đã khiến trái tim mày tan nát và phải trốn chạy đến thành phố đầy buồn tẻ này”...
Gió thổi mạnh, tiếng cửa kính va đập làm cắt dòng suy nghĩ của Đình Vũ, hắn uể oải đi đến đóng cửa lại cho chặt rồi tiện thể nhìn ra ngoài. Cả thành phố vắng lặng, chìm ngập trong màn đêm, đâu đó thấp thoáng những ngọn đèn le lói, đơn độc. Dáng vẻ lẻ loi của hắn trở nên đồng cảm với khung cảnh buồn tẻ đó.